Trước khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem mặt hàng gỗ ván ép mà mình định nhập khẩu có thuộc mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Sau đó mới tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép. Các thủ tục nhập khẩu gỗ ván ép như sau:
Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu
Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương
Bước 3: Kiểm tra chứng từ hàng
Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan
Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin của mặt hàng nhập khẩu khi khai báo, tránh trường hợp sai sót vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa.
Khi đã khai báo hoàn tất và được truyền đi, số sẽ được hệ thống cấp tự động nếu các thông tin chính xác và đầy đủ.
Kiểm tra lại các thông tin để chắc chắn và không có lỗi sai sót.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Lưu ý nếu thuộc hàng FCL, cần kiểm tra kỹ lại thời hạn miễn phí lưu container. Nếu hết hạn lưu miễn phí, cần đóng phí để gia hạn thêm.
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Tùy vào kết quả phân luồng tờ khai mà cần chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ khác nhau. Có 3 trường hợp:
Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính cho lô hàng nhập khẩu, đó là:
Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản
Hồ sơ hải quan nhập khẩu gỗ ván ép
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về hồ sơ hải quan nhập khẩu như sau:
– Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
– Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
– Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
– Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
– Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
– Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại nếu trên thì lập Bảng
kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định định
102/2020/NĐ-CP
Đó là những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu ván ép. Để được giải
đáp các thắc mắc, xin hãy liên lạc với chúng tôi. Hotline: 0909987068